Thứ Tư, 28 tháng 3, 2012

Thủ tục xin cấp “mã vạch” cho sản phẩm

Tư vấn pháp luật:
(Dân trí) - Công ty tôi sản xuất và phân phối bút bi tại Hà Nội. Hiện nay, chúng tôi muốn đưa các sản phẩm bút bi vào bán tại các siêu thị nên cần phải xin mã số mã vạch cho sản phẩm. Mong các luật sư hướng dẫn thủ tục? Chân thành cảm ơn!
(Phan Kim Tuyến, Email: kimtuyen@gmail.com).

Ảnh minh họa

Trả lời
Căn cứ vào Điều 7 Quyết định số15/2006/QĐ-BKHCN ngày 23/8/2006 (“QĐ số 15/2006/QĐ-BKHCN”) thì các tổ chức, doanh nghiệp muốn sử dụng mã số mã vạch (“MSMV”) phải đăng ký sử dụng MSMV tại các cơ quan được Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng (“TCĐLCL”) chỉ định tiếp nhận hồ sơ đăng ký sử dụng MSMV.
I. Chuẩn bị hồ sơ.
Căn cứ  vào khỏan 2 Điều 7 QĐ số 15/2006/QĐ-BKHCN hồ sơ chuẩn bị bao gồm:
a) Bản đăng ký sử dụng MSMV theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Quy định này;
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, thương mại hoặc bản sao Quyết định thành lập đối với các tổ chức khác;
c) Bảng Đăng ký danh mục sản phẩm sử dụng mã GTIN theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Quy định này;
d) Phiếu đăng ký thông tin cho cơ sở dữ liệu của GS1 Việt Nam (Mạng GEPIR) theo mẫu quy định tại Phụ lục III của Quy định này
II. Nộp hồ sơ tại Cục TCĐLCL
Bạn nộp bộ hồ sơ nêu trên tại tổ chức tiếp nhận hồ sơ là Cục TCĐLCL tại Hà Nội. Cục TCĐLCL tiếp nhận và xử lý sơ bộ hồ sơ đăng ký sử dụng MSMV.
Trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, tổ chức tiếp nhận hồ sơ phải chuyển hồ sơ đến Tổng cục TCĐLCL (Điều 8QĐ số 15/2006/QĐ-BKHCN)
III. Thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng MSMV
Căn cứ Điều 9 QĐ số 15/2006/QĐ-BKHCN hồ sơ được thẩm định như sau:
1. Trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Tổng cục TCĐLCL tiến hành thẩm định hồ sơ đăng ký sử dụng MSMV:
  a)  Nếu hồ sơ hợp lệ, Tổng cục TCĐLCL cấp mã số; vào sổ đăng ký, lưu vào ngân hàng mã số quốc gia và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng MSMV.
  b) Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, Tổng cục TCĐLCL đề nghị tổ chức/doanh nghiệp hoàn thiện.
 2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng MSMV được gửi cho tổ chức/doanh nghiệp sử dụng MSMV thông qua các tổ chức tiếp nhận hồ sơ trong thời hạn không quá 10 ngày, kể từ ngày được Tổng cục TCĐLCL cấp. Mẫu Giấy chứng nhận quyền sử dụng MSMV được quy định tại Phụ lục IV của Quy định này.
 3. Khi tổ chức/doanh nghiệp sử dụng MSMV có sự thay đổi về tư cách pháp nhân, về tên gọi hoặc địa chỉ giao dịch hoặc Giấy chứng nhận bị mất hoặc hỏng, tổ chức/doanh nghiệp sử dụng MSMV phải thông báo bằng văn bản cho Tổng cục TCĐLCL để được đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận mới. Tổ chức/doanh nghiệp sử dụng MSMV chịu trách nhiệm thanh toán các chi phí đổi và cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng MSMV
Như vậy, nếu hồ sơ hợp lệ thì trong vòng không quá 5 ngày bạn đã có dãy số MSMV để công ty bạn sử dụng in MSMV và có thể đưa hàng hóa vào các siêu thị để phân phối.
Luật sư Đinh Vũ Hòa
Địa chỉ: Số 335 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội
Tư vấn tổng đài 04 -1088 phím số 4 -4 hoặc phím 4-5
Điện thoại: 04 3 747 8888 – Fax: 04 3 747 3966
Hot-line: 093 366 8166

Thứ Tư, 14 tháng 3, 2012

Không bật tín hiệu xi nhan, bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Không bật tín hiệu xi nhan, bị xử phạt bao nhiêu tiền?
(Dân trí) - Tôi điều khiển xe máy chuyển làn đường nhưng không mở tín hiệu xi nhan. Xin hỏi trường hợp này bị xử phạt bao nhiêu? Xin cảm ơn quý báo! (Nguyễn Trung, Email: trung.nvb@gmail.com)
 >>  Xử phạt vi phạm hành chính khi không có giấy phép lái xe?
 >>  Xử phạt đi xe môtô không có gương chiếu hậu, không có bảo hiểm xe?
CSGT đang làm nhiệm vụ tại địa bàn tỉnh Bắc Ninh (Ảnh: Vũ Văn Tiến)
Trả lời:
Tại điểm a khoản 2 Điều 9 Nghị định 34/2010/NĐ-CP ngày 02 tháng 4 năm 2010 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, nêu rõ: “Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe vi phạm một trong các hành vi sau đây: Chuyển làn đường không đúng nơi được phép hoặc không có tín hiệu báo trước...
Như vậy, bạn điều khiển xe máy chuyển làn đường không có đèn tín hiệu báo trước thì sẽ bị xử phạt theo quy định nêu trên.
Luật sư Ngô Thị Lựu
Địa chỉ: Số 335 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội
Điện thoại: 04 3 747 8888 – Fax: 04 3 747 3966
Hot-line: 093 366 8166

Thứ Ba, 13 tháng 3, 2012

Luật sư Vũ Thị Hiên

Ly hôn có bị mất quyền làm cha không?
(Dân trí) - Tôi ly hôn được hơn 1 tháng. Khi đó vợ tôi mang bầu được 8 tháng, nay vợ tôi sinh bé, cô ấy muốn khai sinh cho cháu bé không có tên tôi. Tôi có bị mất quyền làm cha không? (Trần Hoàng Việt, Email: Vietth@gmail.com).
Tại Khoản 2 Điều 21 Nghị định số 70/2001/ND – CP ngày 03/10/2001 quy định như sau: “Con sinh ra trong vòng 300 ngày, kể từ ngày người chồng chết hoặc kể từ ngày bản án, quyết định của Toà án xử cho vợ chồng ly hôn có hiệu lực pháp luật, thì được xác định là con chung của hai người”.
Như vậy đối chiếu quy định nêu trên, đứa trẻ sinh ra sau khi ly hôn đối với trường hợp của bạn được xác định là con chung vợ chồng. Việc vợ bạn không cho bạn đứng tên khai sinh là cha của đứa trẻ là không đúng quy định của pháp luật. Trường hợp này bạn nên trao đổi trực tiếp phân tích cho mẹ đứa trẻ hiểu, nếu sau khi mẹ của đứa trẻ hiểu và hợp tác thì hai bạn liên hệ tới Ủy ban nơi mẹ đứa trẻ có hộ khẩu để làm thủ tục đăng ký khai sinh cho bé.   Trường hợp, nếu mẹ đứa trẻ không muốn để bạn đứng tên trên giấy khai sinh thì bạn có quyền nộp đơn khởi kiện tới Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu nhận cha cho con. Khi bản án của Tòa có hiệu lực pháp luật thì bạn có quyền yêu cầu mẹ đứa trẻ đi làm thủ tục khai sinh cho bé và bạn sẽ đứng tên cha đứa trẻ trên giấy khai sinh.   Như vậy, việc ly hôn không làm chấm dứt hay làm bạn mất quyền làm cha.  
Luật sư Vũ Thị Hiên
Địa chỉ: Số 335 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội
Tư vấn tổng đài 04 -1088 phím số 4 -4 hoặc phím 4-5
Điện thoại: 04 3 747 8888 – Fax: 04 3 747 3966
Hot-line: 093 366 8166

Thứ Tư, 7 tháng 3, 2012

Luật sư Vũ Thị Hiên

Luật sư Vũ Thị Hiên tư vấn luật trên báo Dân Trí: "Làm gì khi chồng không chịu nhận con"
(Dân Trí) – Chồng tôi muốn ly hôn vì nghi ngờ con chúng tôi không phải của anh. Anh cho rằng thời kỳ tôi mang thai anh đi công tác nhiều nên khả năng có bé là không thể. Tôi rất muốn chứng minh nhưng không biết phải làm như thế nào? Xin tư vấn giúp tôi. (Trần Bảo Quyên; Email:hoahoctro_1281@gmail.com).
Tại Khoản 1 Điều 63 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 quy định: “Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ đó là con chung của vợ chồng”.
Mặt khác, theo quy định tại mục 5 Nghị quyết số 02/2000/NQ –HĐTP ngày 23 tháng 12 năm 2000 hướng dẫn áp dụng một số quy định của luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “Theo quy định tại khoản 1 Điều 63, thì về nguyên tắc trong các trường hợp sau đây phải coi là con chung của vợ chồng:
- Con sinh ra sau khi đã tổ chức đăng ký kết hôn cho đến trước khi chấm dứt quan hệ hôn nhân do Toà án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc chồng hoặc của cả hai vợ chồng;
- Con sinh ra sau khi chấm dứt quan hệ hôn nhân do Toà án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng, nhưng người vợ đã có thai trong thời kỳ hôn nhân (trong thời kỳ từ khi đã tổ chức đăng ký kết hôn cho đến trước khi chấm dứt quan hệ hôn nhân).
- Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn (ngày tổ chức đăng ký kết hôn) nhưng được cả vợ và chồng thừa nhận.
Đối chiếu quy định nêu trên thì bạn sinh em bé trong thời kỳ hôn nhân do vậy em bé được xác định là con chung của vợ chồng bạn.Trường hợp, nếu chồng bạn không nhận hoặc nghi ngờ thì bạn nên cùng chồng đưa cháu đi giám định gen.
Mặt khác, nếu vì sự nghi ngờ này mà chồng bạn muốn ly hôn thì bạn có thể làm đơn gửi tới Tòa có thẩm quyền để yêu cầu bác đơn vì xác định căn cứ ly hôn là không có. Nếu chồng bạn không nhận con thì anh ấy phải có chứng cứ để chứng minh đứa trẻ đó không phải là con của anh ấy. Tốt nhất, theo chúng tôi bạn nên cùng chồng bạn đưa cháu đi giám định gen. Đây là cách vừa đảm bảo tính khách quan, bí mật và danh dự cho cả hai bạn.
Luật sư Vũ Thị Hiên
Địa chỉ: Số 335 Kim Mã - Ba Đình – Hà Nội
Tư vấn tổng đài 04 -1088 phím số 4 -4 hoặc phím 4-5
Điện thoại: 04 3 747 8888 – Fax: 04 3 747 3966
Hot-line: 093 366 8166